Hai năm chìm trong đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế thế giới đối mặt với mức lạm phát chưa từng có trong suốt 10 năm qua. Theo các chuyên gia kinh tế, cuối năm 2021 và năm 2022, nền kinh tế sẽ đối mặt với áp lực lạm phát lớn. Bất động sản là kênh đầu tư tối ưu được các nhà đầu tư lựa chọn ở thời điểm hiện tại. Vậy loại hình bất động sản nào sẽ dẫn dắt thị trường trong năm 2022?
Nội dung
Lạm phát sẽ trở thành từ khóa chủ đạo của nền kinh tế trong năm 2022?
Theo thống kê của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế), tại Hoa Kỳ, trong 6 tháng đầu năm 2021, mức CPI đạt 6,2%. Đây là mức lạm phát cao nhất tính từ tháng 3.2008 tại đất nước này. Tại Anh, mức lạm phát đạt 5.2%, cao nhất từ tháng 8.2012. Mức lạm phát tại Trung Quốc cũng cao nhất trong suốt 13 năm qua.
Tại Việt Nam, sáng ngày 12.11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự báo “năm 2022 rủi ro lạm phát là rất lớn”. PGS-TS Nguyễn Thường Lạng, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết: Đại dịch Covid-19 khiến việc di chuyển hàng hóa giữa các quốc gia và địa phương gặp nhiều cản trở, đẩy chi phí logistic lên cao.
Theo Cục Thống kê, dù giá xăng dầu tăng, tiêu dùng tăng khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2021 tăng 0,32% so với tháng trước, nhưng bình quân 11 tháng, CPI chỉ tăng 1,84%, thấp nhất trong 5 năm qua. Đáng chú ý, lạm phát cơ bản tháng 11/2021 tăng 0,11% so với tháng trước (0,58% so với cùng kỳ năm trước), lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng năm nay tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2020.
Mức lạm phát cơ bản tháng 11 và 11 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước đều là mức thấp nhất kể từ năm 2011. Với kết quả này chắc chắn lạm phát năm nay được kiểm soát ở mức thấp, khoảng 2%. Mặc dù vậy, các cảnh báo về việc lạm phát sẽ tăng cao trong năm 2022 vẫn tiếp tục được các chuyên gia kinh tế đưa ra, khi giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới tăng cao và nhu cầu trong nước dần phục hồi, đặc biệt là nhu cầu về tiêu dùng trong dân khi tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2022 sắp tới.
TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, hiện do tổng cầu của nền kinh tế giảm sâu nên chỉ số giá tiêu dùng năm nay ở mức thấp so với mục tiêu 4%. Tuy vậy, áp lực lạm phát của năm 2022 đối với kinh tế nước ta cũng đang hiện hữu.
Giá nguyên vật liệu, hàng hoá và dịch vụ thế giới tăng cao; giá dầu thô còn tiếp tục tăng trong những năm tới do nhu cầu tăng mạnh, trong khi nguồn cung hạn chế và thị trường dầu thô trải qua thời kỳ thiếu hụt nguồn cung dài nhất trong nhiều thập kỷ qua. Thiếu hụt đầu tư thượng nguồn trong khai thác dầu khi nhu cầu ngày một tăng là một chỉ báo về giá dầu cao kéo dài trong ít nhất 1 năm tới.
Song song với các áp lực về sản xuất, PGS-TS Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính) cho biết: Để kích cầu nền kinh tế sau đại dịch, Chính phủ các nước sẽ nới lỏng chính sách tài khóa, bơm các gói kích thích kinh tế khiến một lượng tiền rất lớn sẽ được bơm ra thị trường. Tại Việt Nam, một gói 800.000 tỉ đồng dự kiến sẽ được bơm ra thị trường trong thời gian tới.
Chi phí sản xuất tăng mạnh kết hợp với lượng tiền đổ ra sẽ khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng gây sức ép không nhỏ lên giá cả, lạm phát được đánh giá sẽ trở thành từ khóa chủ đạo của nền kinh tế trong năm 2022.
Nhà đầu tư dồn tiền vào bất động sản
TS Trần Nguyễn Minh Hải – Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM đánh giá: “Lạm phát trên phạm vi toàn cầu khiến “một đồng tiền của ngày mai sẽ không giá trị bằng đồng tiền của ngày hôm nay”. Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư sẽ phải rút tiền ra khỏi ngân hàng vốn có lãi suất không bao giờ đuổi kịp tốc độ lạm phát và đổ vào các kênh đầu tư hấp dẫn như bất động sản.
Trong 6 tháng đầu năm, nhà đầu tư toàn thế giới đổ tiền vào bất động sản mạnh đến mức tạo ra làn sóng tăng giá mạnh nhất trong lịch sử 30 năm qua. Tại New York (Mỹ), giá bất động sản 6 tháng đầu năm tăng 23.4% so với đầu năm trước. Chỉ số giá nhà ở tại Hàn Quốc tăng 46% sau một năm. Bất động sản Thượng Hải (Trung Quốc) tăng 32,4% chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm. Đây được đánh giá là tốc độ tăng giá chưa từng có tại các thị trường bất động sản có tính ổn định này.
Tại Việt Nam, nhà đầu tư tập trung đổ tiền vào các thị trường còn nhiều tiềm năng, với lực đẩy hạ tầng lớn, nhà đầu tư có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân trong 1-2 tiếng đồng hồ.
Từ tháng 10 tới nay khi các thông tin lạm phát bắt đầu xuất hiện, lượng giao dịch bất động sản tại thị trường thứ cấp tăng mạnh, minh chứng là thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản tháng 10 tăng gấp đôi tháng 9. Song song đó, thị trường sơ cấp cũng sôi động không kém. Các buổi công bố sản phẩm hay giới thiệu dự án từ đầu tháng 11 đến nay đều chứng kiến lượng người quan tâm và tham dự đông kỷ lục.
Mô hình bất động sản nào sẽ dẫn dắt thị trường trong năm 2022?
Sự kiện “thiên nga đen” Covid-19 đã dừng guồng quay của nhiều nền kinh tế khiến các chính phủ phải in cả tấn tiền để khắc phục. Tuy nhiên, việc này cũng gây ra nhiều những rủi ro và lớn nhất đó là lạm phát. Vậy trong vị thế bắt buộc phải đầu tư, về mặt phân bổ tài sản thì bất động sản chính là kênh đầu tư an toàn nhất.
Với những nhà đầu tư bắt buộc phải tham gia thị trường trước áp lực lạm phát, Tài sản chất lượng và có giá cả hợp lý so với giá trị nội tại sẽ là những khoản đầu tư tốt về dài hạn kể cả việc phải cầm xuyên khủng hoảng hay cần gấp phải bán.
Vậy nên đầu tư những mô hình bất động sản nào trong bối cảnh lạm phát gia tăng:
Bất động sản có pháp lý chuẩn: Chỉ mua vào những bất động sản của chủ đầu tư lớn, uy tín. Ưu tiên những bất động sản tại các hệ sinh thái hoàn chỉnh và quan trọng phải là những bất động sản an toàn và có tính thanh khoản cao.
Bất động sản tạo ra cashflow (dòng tiền) trong lạm phát: Bất động sản thường sẽ là bất động sản cho thuê hoặc bất động sản nghỉ dưỡng. Tiền cho thuê có thể cáng đáng được lãi suất vay trong khi chờ đợi cơ hội tăng giá.
Bất động sản đón đầu hạ tầng: Xác định vị trí trọng điểm bắt buộc phải phát triển quy hoạch hạ tầng trong 5 năm tới.
Bất động sản hàng hiệu: Mua những gì có số lượng hữu hạn mà nhiều người giàu/siêu giàu có nhu cầu sở hữu bằng mọi giá.
Để sở hữu được hầu hết những yếu tố trên thì không phải sản phẩm nào cũng đáp ứng được. Tuy nhiên, được thiên nhiên ưu đãi, được các chủ đầu tư uy tín dày công kiến tạo, Phú Quốc luôn là “miền đất hứa” mang đến cho nhà đầu tư đa dạng loại sản phẩm với pháp lý rõ ràng, tính thanh khoản cao và cơ hội đầu tư – nghỉ dưỡng có một – không – hai.
Tự hào là một trong những thương hiệu phân phối bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp tại Phú Quốc, Pland sẽ mang đến cho quý khách hàng những thông tin mới nhất, chính xác nhất, đáp ứng được mọi nhu cầu của nhà đầu tư.
Trong năm 2022 này, với những dự án đẳng cấp đã, đang và sẽ được triển khai, Pland sẽ không ngừng cập nhật và cung cấp tin tức về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại đảo Ngọc, giúp nhà đầu tư có những góc nhìn mới về các dự án, lựa chọn cho mình những sản phẩm chất lượng, cao cấp nhất.