Nội dung
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh đầy đủ mức độ phát triển của nền kinh tế của một quốc gia. Ngược lại, điều này cũng tạo không ít lợi thế cho các ngành, cho từng khu vực, lãnh thổ khác nhau. Bất động sản chính là một trong những lĩnh vực ít nhiều được hưởng trái ngọt bởi sự thay đổi trong nền kinh tế.
Tăng tiềm năng đầu tư, giá trị quỹ đất trong khu vực
Nhờ việc tăng tỷ trọng khu vực III, tăng nhanh các lĩnh vực có sự liên quan đến kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị, thị trường bất động sản đã thu hút được các nguồn vốn trong và ngoài nước: Ước tính mỗi năm lĩnh vực bất động sản có thể huy động hàng chục nghìn tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, sự phát triển của ngành bất động sản giải quyết được bài toán nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất.
Trong năm 2021, cùng với sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế, lĩnh vực bất động sản cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực. Theo TS Lê Duy Bình – Giám đốc điều hành Economica Việt Nam:
“Sự tăng trưởng này ngoài được hỗ trợ trực tiếp từ nguồn đầu tư công và hoạt động xuất nhập khẩu được duy trì, còn được góp phần quan trọng từ nguồn vốn FDI. Năm 2021, FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam với con số gần 29 tỷ USD; riêng ngành BĐS chiếm khoảng 3,8 tỷ USD tương đương 14,8% – tỷ trọng này xét cả về tuyệt đối và tương đối đều tăng so với 2020”.
Trình độ dân trí khu vực ngày một phát triển
Điều này chính là nhân tố đem đến nhiều cơ hội việc làm, cải thiện tình trạng thất nghiệp và nâng cao dân trí khu vực. Việc cộng đồng dân cư ngày một chất lượng có tác động tích cực đến tâm lí, sự tin tưởng của các nhà đầu tư, nhất là với xu hướng dịch chuyển về các khu đô thị mới, thành phố xa trung tâm như hiện nay.
Bên cạnh đó, khi nguồn lao động có một nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng, được đào tạo bài bản, có hiểu biết về bất động sản, có kĩ năng để tìm kiếm khách hàng có nhu cầu mua bán và đầu tư thì ngành bất động sản sẽ dễ dàng phát triển và tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Đây cũng chính là nhân tố then chốt thúc đẩy sự phát triển của ngành bất động sản.
Chất lượng xây dựng ngày càng cao, đem đến những công trình vững chãi, xứng tầm
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm tăng cao nhu cầu xây dựng, kéo theo sự lớn mạnh thần tốc của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản. Ngoài ra, nhu cầu xây dựng tăng cao kéo theo sự phát triển thần tốc của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng với giá trị vốn hoá hàng ngàn tỉ đồng.
Mặt khác, sự chuyển dịch còn kích thích nhiều ngành công nghiệp phụ trợ khác đi lên như: luyện kim, khai khoáng, khoa học vật liệu, nội thất,…
Nhờ sự chuyển dịch mạnh mẽ về mục tiêu đầu tư, các đặc khu kinh tế, thành phố biển, đảo ngày càng được các nhà đầu tư chú ý, điển hình là bất động sản Phú Quốc. Sự góp mặt của các “ông lớn” và số lượng dự án đầu tư ngày càng tăng cao chứng tỏ vị thể của Phú Quốc – một thị trường hứa hẹn, tạo ra những động lực thúc đẩy sự bứt phá của bất động sản.